Sửa chữa thang máy
Mục đích của việc sửa chữa thang máy:
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Khắc phục các trục trặc trong quá trình vận hành.
- Đảm bảo thang máy hoạt động ổn định.
Các trường hợp cần sửa chữa thang máy:
- Thang máy hoạt động không ổn định, thường xuyên hư hỏng.
- Khi hoạt động thang máy xảy ra hiện tượng rung, lắc, kêu…
- Thang máy hay bị kẹt cửa, nhốt khách…
- Khi mất điện, hệ thống cứu hộ tự động không hoạt động
…
Tư vấn và báo giá dịch vụ sửa chữa thang máy:
- Khảo sát thực trạng của thang máy, phát hiện các vấn đề hư hỏng.
- Giải đáp các thắc mắc của khách hàng liên quan đến vấn đề hư hỏng. Thang máy gặp phải sự cố gì, tại sao lại thế? Cần giải thích rõ ràng.
- Đưa ra các giải pháp, cố gắng giảm thiểu chi phí cho khách hàng khi sửa chữa hoặc thay mới vật tư.
- Tư vấn khách hàng vể những thiết bị và linh kiện cần được sửa chữa hoặc thay thế.
- Cần soạn thảo kế hoạch sửa chữa thang máy bằng văn bản và các chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
- Thảo luận và thống nhất với khách hàng về kế hoạch sửa chữa và mức phí.
- Soạn thảo kế hoạch sửa chữa thang máy, nâng cấp thang máy và các chi phí dự kiến.
- Thống nhất được các điều khoản về bảo hành, bảo trì thang máy sau khi đã sửa chữa xong.
Sửa chữa thang máy - các công đoạn chính:
1. Khảo sát hiện trạng của thang máy.
2. Phát hiện các nguyên nhân xảy ra hỏng hóc.
3. Tiến hành công tác sửa chữa:
- Hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống thang máy
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật cơ bản, chạy thử thang.
- Xử lý tại chỗ hoặc đem về nhà máy với những thiết bị hư hỏng nặng.
- Tiến hành chạy lại thang khi đã xử lý xong.
- Bàn giao cho khách hàng.
4. Theo dõi tình trạng của thang sau khi sửa chữa và đảm bảo quyền lợi được bảo trì của khách hàng.